0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

ỨNG DỤNG STVT ĐỂ CHỌN MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP PHÙ HỢP VỚI CON

Chắc hẳn chọn môi trường học tập nào phù hợp với tính cách, năng lực của con và khả năng tài chính của bố mẹ luôn là một sự trăn trở đối với các gia đình.

Và liệu việc đầu tư vào trường quốc tế với mức học phí cao, có thực sự mang lại hiệu quả cho con?

Bé nhà mình có phù hợp với môi trường học tập truyền thống không? Hay cần môi trường năng động, học tập thông qua tương tác và thực tế?

Nếu mình không đủ điều kiện để cho con được vào đúng môi trường mà não bộ con cần, thì những điểm nào cần bố mẹ chấp nhận, và có thể vun bồi thêm những điểm nào cho con?

Bài STVT sẽ giúp bố mẹ hiểu được điều đó, mà không phải trả giá bằng lãng phí thời gian, công sức học thử nghiệm của con, và tiền bạc đầu tư của bố mẹ, rồi mới biết là hợp hay không? Trong khi tuổi thơ con thì không thể nào quay lại, thời gian trôi qua rồi cũng không thể lấy lại được.

Dưới đây là 1 bài phân tích tiêu biểu để các bố mẹ có thể thấy góc nhìn từ bài STVT:

Bé trai 4 tuổi - ở độ tuổi bắt đầu nhận thức về bản thân cao, thể hiện sự ngang ngạnh, đòi hỏi vô lý và những cơn khủng hoảng bùng nổ cảm xúc khó kiểm soát.
Ba mẹ làm báo cáo STVT cho con với mục đích hiểu về cá tính bẩm sinh của con để có cách tương tác hiệu quả hơn, đồng thời biết được các chỉ số năng lực của con để hỗ trợ con phù hợp, tạo nền tảng để LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP PHÙ HỢP cho con 2 năm sau khi con bắt đầu bước vào lớp 1.

• Phân tích sơ bộ nét tính cách và các chỉ số tiềm năng tiêu biểu:

- Vân tay của bé ở vùng Nhận thức là nhóm Đại bàng Đa mục tiêu, bé rất linh hoạt và biết cách để đạt được cái mình muốn có bằng cách này hay cách khác. Chỉ số ở vùng này của bé cũng vượt trội hơn so với các vùng khác, nên dù mới 4 tuổi, bé đã rất có nhận thức về bản thân mình và có tiêu chuẩn cao, ăn là phải ăn ngon, mặc là phải mặc đẹp. Hiện tại 4 tuổi thì có thể thấy biểu hiện là bé rất hay đòi hỏi “con muốn cái này, con muốn cái kia”, hay nhờ hoặc sai bảo người khác làm cho mình, nhưng ngược lại khi được nhờ vả hoặc yêu cầu bé làm việc gì thì bé luôn có cách từ chối và biết tìm cách đẩy cho người khác làm.

- Tuy nhiên Vùng Phân tích của con lại đặc biệt thấp, chủng vân tay là Nước, nên bẩm sinh đã ko mạnh về các kỹ năng sống, hời hợt trong việc xử lý thông tin, không mạnh trong việc tư duy và xử lý vấn đề cũng như trong việc nhìn nhận và đánh giá sự việc ở góc độ chiều sâu. Biểu hiện hiện tại là con học gì cũng rất nhanh, chỉ cần dạy 1 lần là con biết ngày - do vùng Nhận thức cao, nhưng 2 hôm sau hỏi lại thì con không hề nhớ gì cả. Vì vùng Phân tích cũng đồng thời là vùng lưu trữ, nên khi chỉ số này thấp thì con sẽ không có khả năng ghi nhớ lâu.

- Các kênh học tập và tiếp nhận thông tin của bé đều là chủng vân tay Nước, chỉ số năng lực tuy cao nhưng lại đòi hỏi môi trường phải tạo áp lực đủ sâu và đủ lâu thì bé mới bộc lộ được những khả năng của mình.

- Chỉ số vượt khó bẩm sinh - là chỉ số thể hiện khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực, bé có chỉ số này thấp nên chỉ cần học tập hoặc giao công việc hơi khó khăn 1 chút và nếu không có người khích lệ, giám sát, hỗ trợ bé là bé sẽ nản và dễ bỏ cuộc giữa chừng.

• Kết luận:

- Đối với bạn nhỏ này, phương pháp nuôi dạy hiệu quả để áp dụng là “Hoàn cảnh tạo nên con người”, cho dù nhà có điều kiện cũng không nên cho con quá nhiều về vật chất. Bản thân Đại bàng phải trải qua môi trường có đấu tranh mới có thể trưởng thành, nếu từ nhỏ được bảo bọc trong nhung lụa thì đến lớn con cũng không hề biết mình có đôi cánh để bay.

- Đối với 1 bé mà Nhận thức quá cao, Suy nghĩ lại ở mức thấp như bé này, nếu để bé sống trong giàu sang phú quý suốt 6 năm đầu đời, được chiều chuộng muốn gì được đó, để cho con phát triển tự nhiên mà không đầu tư hay vun bồi giá trị gốc rễ, thì đến lúc 6 tuổi khi não bộ đã hoàn thiệ,n bé sẽ tự định hình về mình là “Tôi phải được giàu sang phú quý, muốn gì được nấy”. Tuy nhiên khả năng suy nghĩ và xử lý vấn đề của bé thấp, cộng thêm phong thái ủy quyền (nhờ người khác làm) của Đại bàng Đa mục tiêu, và tính lười của Nước, thì bé không phải là tuýp người tự làm mà sẽ luôn tìm cách nhờ người khác làm cho mình, hoặc nếu có điều kiện bé có thể sẽ dùng tiền để thuê người khác làm bài, đi thi hộ và nhiều việc khác.

- Nhận thức cao nên bé có tiêu chuẩn sống rất cao, ví dụ bé sẽ phân biệt được 1 món ăn đạt 8 điểm và 1 món ăn đạt 10 điểm, trong khi với nhiều người, thì 2 món đó ăn đều ngon. Và bé sẽ chỉ muốn ăn món 10 điểm thôi, nếu được dùng hàng hiệu là sẽ chỉ thích dùng đồ của nhãn hiệu đó. Bé sẽ không muốn làm, nhưng vẫn muốn ăn ngon mặc đẹp. Nếu không dạy khéo, thì dễ rơi vào tình trạng “gắp lửa bỏ tay người”, làm nhưng không chịu trách nhiệm.

• Khuyến nghị:

- Bố mẹ cần chú ý để rèn luyện và nâng cao chỉ số Vượt khó cho con, luôn quan sát kỹ và kịp thời can thiệp khi thấy con sắp bỏ cuộc thì nên động viên, khuyến khích, hướng dẫn để con hoàn thành công việc.

- Cần đầu tư các phương pháp rèn luyện trí nhớ, kích hoạt não. Cần hỏi lại để xác nhận xem con đã hiểu vấn đề chưa, đặt thêm nhiều câu hỏi để con tập chủ động phân tích nhiều hơn.

- Bé nên được học trường công, để đưa con vào khuôn khổ, và môi trường đủ áp lực, cạnh tranh để đại bàng học hỏi và phát triển. Nếu đưa con vào môi trường quốc tế, đề cao cái tôi của con, và bạn bè xung quanh đều từ gia đình có điều kiện khá giả, thì bé này dễ chạy theo những giá trị ảo, và không khắc phục được những nhược điểm đã phân tích phía trên.

- Con cần được dạy là “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”, con muốn ăn ngon mặc đẹp thì phải tự mình trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng lực để tự mình kiếm lấy những giá trị mình muốn.

- Con cần được dạy về việc “mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, về những việc mình làm, và những quyết định của bản thân mình”

- Hiện tại bé 4 tuổi, là ba mẹ còn 2 năm để vun bồi và đầu tư cho bạn.
Bố mẹ cần chấp nhận thực tế là bé con nhà mình mang những tính cách và chỉ số bẩm sinh như thế. Đây không phải là tốt hay xấu, mà bé con là thử thách mà cuộc đời mang đến cho bố mẹ, để bố mẹ hiểu và học cách yêu thương, dành thời gian và công sức để vun bồi cho con đúng đắn và chất lượng. Bạn nhỏ này thực sự là điển hình của “đừng cho con vật chất mà chỉ cần yêu thương đúng cách”.