Vui chơi là một trong những hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo, trí tưởng tượng cũng như nhiều kỹ năng khác của trẻ. Cho dù, chỉ đơn giản là lăn qua lăn lại một quả bóng, hay tưởng tượng mình đang là một phi hành gia thì cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như: học cách hỗ trợ, hợp tác và hòa đồng với người khác.
Có phải tất cả các kiểu chơi đều giống nhau hay không? Nhà xã hội học Mildred Parten cho biết có 11 kiểu chơi mà một đứa trẻ có thể tham gia, tùy thuộc vào độ tuổi và môi trường xã hội của chúng.
Dưới đây là 11 kiểu chơi quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
1. Chơi ngẫu hứng
Đây là kiểu chơi thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, với các chuyển động ngẫu hứng, không cần quá tập trung. Chúng ta thường thấy các em bé 2-3 tháng tuổi rất thích đạp chân vào không trung. Hành động này tưởng chừng như không có ý nghĩa gì, nhưng thực chất cũng là một cách chơi đùa của bé. Nó giúp tạo nền móng cho việc vui chơi và khám phá trong tương lai của trẻ.
2. Chơi một mình
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể chơi độc lập 1 mình, nhưng kiểu chơi này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khoảng 2-3 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ chưa phát triển được các kỹ năng giao tiếp tốt nên vẫn thường tập trung vào bản thân mình. Nếu một em bé nhút nhát, và không hòa đồng với bạn bè cũng có thể thích chơi một mình.
Mùa dịch này, bố mẹ bận rộn bạn cũng có thể cho con một khoảng thời gian trong ngày tự chơi một mình. Bởi lẽ, cách chơi độc lập này rất quan rọng với trẻ, đặc biệt ở những trẻ chưa học các kỹ năng thể chất, xã hội và ngại giao tiếp. Ngoài ra, chơi một mình còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
♦ Học cách tự lập.
♦ Đưa ra quyết định của riêng mình.
♦ Phát triển sự tự tin trong giao tiếp và tương tác với người khác.
♦ Cải thiện trí tưởng tượng và sáng tạo.
♦ Tự học những điều mới.
♦ Học cách thư giãn và suy ngẫm.
3. Chơi với vai trò là người quan sát
Đây là kiểu chơi mà trẻ chỉ đứng ngoài quan sát những đứa trẻ khác chơi chứ không tham gia. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây cũng đang là một kiểu chơi. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi con chỉ đứng ngoài cuộc chơi và quan sát các bạn. Có thể con đang nhút nhát và cần học hỏi các quy tắc một chút mà thôi.
Kiểu chơi này mang lại các lợi ích như:
♦ Trẻ học hỏi thông qua quan sát
♦ Có được kỹ năng ngôn ngữ bằng cách lắng nghe và học hỏi
4. Chơi song song
Bạn cho 2 đứa trẻ 3 tuổi vào cùng một căn phòng. Điều bạn có thể thấy là: hai đứa trẻ chăm chỉ chơi cạnh nhau nhưng mỗi đứa chơi một trò trong thế giới nhỏ bé riêng của chúng. Điều này không có nghĩa là chúng không thích nhau, mà chỉ đơn giản đây là một kiểu chơi của trẻ.
Mặc dù ít tương tác với nhau, nhưng thực chất chúng đang quan sát và bắt chước nhau. Vì vậy, kiểu chơi song song với ban được xem như cầu nối quan trọng cho các giai đoạn chơi sau này.
Những đứa trẻ chơi song song thực sự học hỏi từ nhau rất nhiều như:
♦ Học cách giao tiếp với những đứa trẻ bằng tuổi mình
♦ Hiểu về sở hữu
♦ Học cách đóng vai
5. Chơi liên kết
Khác một chút với kiểu chơi song song bên bạn, chơi liên kết là kiểu trẻ chơi độc lập nhưng có liên kết với những đứa trẻ khác trong lúc chơi.
Ví dụ như: Một nhóm trẻ cùng xây các tòa nhà của riêng mình, nhưng trong lúc xây họ vẫn nói chuyện và gắn kết với nhau.
Đây là một giai đoạn chơi quan trọng vì nó giúp các bạn nhỏ phát triển toàn bộ các kỹ năng:
♦ Xã hội hóa: Chúng ta nên xây dựng cái gì bây giờ?
♦ Học cách giải quyết vấn đề: Làm thế nào chúng ta có thể xây các tòa nhà này lớn hơn?
♦ Học cách hợp tác: Nếu chúng ta xây nhà cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra nhiều lâu đài khổng lồ.
♦ Phát triển ngôn ngữ: thông qua các cuộc trò chuyện, truyền tải thông điệp cho nhau.
♦ Ngoài ra, thông qua kiểu chơi kết hợp còn khiến tình bạn của những đứa trẻ bền chặt hơn.
6. Chơi hợp tác
Chơi kết hợp là kiểu chơi tổng hợp của các kiểu chơi trên và trẻ thực sự hòa chung, kết hợp với nhau. Kiểu chơi này phổ biến ở trẻ 5-6 tuổi hoặc ở những bạn nhỏ có các anh chị lớn.
Ví dụ như: Một nhóm trẻ cùng nhau chơi trốn tìm, đá bóng, chơi cờ…
Kiểu chơi kết hợp này mang lại những lợi ích cho trẻ như:
♦ Chơi hợp tác là khi trẻ tham gia làm việc nhóm hướng tới một mục tiêu chung.
♦ Học cách chia sẻ và thông cảm
♦ Phát triển kỹ năng giao tiếp
♦ Học cách làm việc nhóm
♦ Phát triển tự tin
7. Trò chơi diễn kịch/tưởng tượng
Kiểu chơi này có lẽ bố mẹ cũng sẽ bắt gặp nhiều ở trẻ như: nói chuyện với búp bê, bán hàng (có phân vai người bán, người mua)...
Kiểu chơi này đề cao trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ sẽ biến hóa linh hoạt với các vai trò khác nhau. Lợi ích của kiểu chơi đóng kịch/tưởng tượng này là:
♦ Kích thích sự tò mò, tìm tòi
♦ Trau dồi trí tưởng tượng và sáng tạo
♦ Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
♦ Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ
♦ Khuyến khích sự đồng cảm với người khác
8. Chơi kiểu thi đấu/cạnh tranh
Đây là kiểu chơi có những quy tắc rõ ràng, có cạnh tranh, thắng/thua. Ví dụ như: đá bóng, đánh cờ, bóng bàn, đua ngựa...
Những lợi ích:
♦ Học chơi theo luật
♦ Học cách chờ đến lượt mình
♦ Học cách làm việc theo nhóm
9. Chơi vận động
Đây là các trò chơi về vận động thể chất như: chạy, ném bóng, đạp xe…
Những trò chơi vận động giúp trẻ:
♦ Khuyến khích hoạt động thể chất, nâng cao sức khỏe
♦ Cải thiện kỹ năng vận động thô
10. Chơi kiểu xây dựng
Là các hình thức chơi có tính xây dựng như: xây nhà, làm đường ray tàu hỏa…Chơi xây dựng buộc các bé phải có sự tương tác, kết hợp, kết nối với nhau. Từ đó, các kỹ năng làm việc nhóm cũng được xây dựng.
Ngoài ra, kiểu chơi này mang lại các lợi ích cho trẻ như:
♦ Khuyến khích tập trung để đạt được mục tiêu
♦ Giúp trẻ học lập kế hoạch và hợp tác
♦ Dạy trẻ về sự kiên trì
♦ Khuyến khích khả năng thích ứng
11. Chơi tượng trưng
Kiểu chơi thiên về giọng nói(hát, cười, đọc thơ), nghệ thuật đồ họa (vẽ, tô màu), đếm số. Kiểu chơi tượng trưng giúp trẻ học hỏi được những điều như:
♦ Cách thể hiện bản thân
♦ Khám phá những ý tưởng mới
♦ Thử nghiệm và học hỏi cảm xúc
Dù trẻ chơi theo hình thức nào, một mình hay kết hợp, bạn cũng hãy tự tin rằng con đang học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng cho mình nhé!
Nguồn: Sưu tầm.